Phân biệt Tân Hôn, Vu Quy, Thành Hôn thế nào cho đúng?

Lam thiep bmt

Chắc hẳn có nhiều gia đình thường thắc mắc ghi từ ngữ nào cho đúng. Và ghi thế nào để in trên thiệp cưới, phông nền đám cưới …. Một số gia đình chọn ” Thành Hôn” nhưng cũng có gia đình ghi Tân Hôn hay Vu Quy. Để giải đáp thắc mắc này thiệp cưới ELLY sẽ giải nghĩa một số thuật ngữ trong đám cưới. Và cần dùng từ ngữ nào cho đúng quy cách nhà trai, nhà gái.

Giải thích ý nghĩa Tân Hôn, Vu Quy, Thành Hôn

Tân Hôn là gì?

Image for post

Theo chữ nghĩa Hán Việt thì Tân Hôn nghĩa là đón người mới. Đây là lễ cưới tổ chức để đón người con gái vào nhà làm dâu. Với người việt đó là lễ đón cô dâu mới, hoặc là lễ kết hôn và được làm tại nhà chú rể. Từ “Tân Hôn” được sử dụng phổ biến hơn ở các tỉnh miền Nam. Và xuất hiện trên biển treo tại cổng, phông cưới ở nhà chú rể. Theo phong tục thì hai lễ này là thủ tục cuối cùng trong một chuỗi các lễ từ dạm hỏi cho đến khi thành thân thật sự.

Vu Quy là gì?

Image for post

Theo chữ nghĩa Hán Việt thì Vu Quy nghĩa là theo về là lễ đưa tiễn người con gái (hoặc con trai) về nhà chồng (hoặc vợ). Theo ngữ nghĩa là như vậy, nhưng vì phong tục phương đông thì gái phải về nhà chồng nên lễ vu quy tổ chức ở nhà gái. Thế là nó thành danh từ riêng xem là lễ cưới tổ chức ở nhà gái, bất luận đám cưới đó là bắt rể. Với đồng bào dân tộc Chăm thì ngược lại, đám cưới họ bắt rể. Nên nhà gái tổ chức long trọng cho kiệu vàng, lộng gấm đến đón chú rể. Còn ở nhà trai thì làm lễ vu quy để tiễn con trai xuất giá. Từ “Vu Quy” được sử dụng cho bên nhà cô dâu, và thường xuất hiện trên cổng cưới, phông cưới được treo bên nhà gái. Ở lễ “Vu Quy”, cô dâu chú rể cùng nhau thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Sau đó bái lạy cha mẹ. Hành động này thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo với đấng sinh thành.

Những điều kiêng kỵ trong Lễ Tân Hôn và Lễ Vu Quy

Hai lễ trên có từ ngàn xưa và rất nhiều hủ tục, kiêng kỵ,… VD: người con gái lỡ ứng trước thì không được rước dâu vào nhà.

Để đơn giản, đặc biệt là trong thời đại tên lửa ngày nay, người ta rút gọn thành một lễ chung cho cả hai họ (hoặc có thể do một trục trặc nào đó như cô dâu mang bầu, hoặc thiếu nơi tổ chức) thường được tổ chức ở nhà hàng, hoặc cơ quan… Người ta gọi là Lễ Thành Hôn, hiểu là để tác thành cho đôi lứa. Từ này và lễ này cũng chỉ có trong thời đại ngày nay, mượn từ Hán Việt cho hay.

Image for post

Cần nhắc thêm có hai đặc điểm không thể thiếu:

Trong lễ vu quy thì cô gái phải lạy xuất giá. Lạy tạ ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục. Kể từ nay con đã con của người khác, không ở kề bên để phụng dưỡng sớm hôm. Chỉ nghỉ bao nhiêu thôi là cô gái đã rơi lệ đầm đìa. Và cha mẹ, cô bác thì… rơi tiền ào ào.

Trong lễ tân hôn thì lạy ra mắt bà con dòng họ rồi cốt lõi là …vào động phòng. Nhưng hiểu là thủ tục cuối cùng để họ kiểm tra nhau xem có vừa ý không để báo cáo lại, lễ này được tổ chức ba ngày sau khi cưới gọi là lễ phản bái. Có lẽ là lúc chú rể báo cáo tình hình của nàng dâu với nhà gái. Qua lễ này thì nhà gái mới thật sự yên là con mình đã được thừa nhận.

Image for post

Lễ Thành Hôn là gì?

Image for post

Thành Hôn dùng để chỉ buổi tiệc đãi khách chung của cả nhà cô dâu lẫn chú rể. Khi in thiệp cưới từ “thành hôn” được sử rất phổ biến. Miền bắc hiện đang rất ưa chuộng từ này, đặc biệt là gia đình nhà trai.

Sử dụng Tân hôn, Vu Quy, Thành Hôn như thế nào cho đúng?

Gia đình cô dâu chú rể nên bàn bạc và thống nhất về nội dung thiệp mời. Có một số gia đình thì bắt nhà trai phải ghi “Tân Hôn” còn nhà gái ghi “Vu Quy”. Nhưng các cặp đôi cũng đừng quá lo lắng việc này. Nếu chẳng may có sai sót thì cũng không quá ảnh hưởng tới ngày hạnh phúc. Vì thực tế khách mời nhận được tấm thiệp cưới chỉ quan tâm là: ai mời, con của ai, thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức lễ cưới chứ không quá để ý đến lỗi từ ngữ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *