Có bao nhiêu hệ màu trong thiết kế bao bì? Hệ màu nào phù hợp với in offset?

hệ màu trong in ấn

Gắn liền với thiết kế, lựa chọn màu sắc và quy đổi hệ màu là yếu tố hết sức quan trọng trong thiết kế bao bì sản phẩm. Không phải hệ màu nào cũng phù hợp với việc in ấn, và không phải khi in màu sắc sẽ hiển thị giống hình ảnh trên màn hình.

Các hệ màu trong thiết kế bao bì

Có 3 hệ màu thường được sử dụng nhất, đó là: hệ màu RGB, CMYK, Pantone. Mỗi hệ màu có một nguyên lý, chức năng sử dụng riêng.

Hệ màu CMYK trong thiết kế bao bì

Image for post

Hệ màu CMYK là hệ màu quen thuộc nhất, được viết tắt bởi bốn màu cấu thành:

Màu C: Cyan — Xanh lơ

Màu M: Magenta — Hồng cánh sen, hồng sẫm

Màu Y: Yellow — Vàng

Màu K: Black — Đen

Trong thiết kế bao bì, hệ màu CMYK được gọi là hệ màu trừ. Bởi đây là những màu được nhìn thấy nhờ phản xạ ánh sáng, không có khả năng tự phát sáng. Ví dụ khi thấy một vật màu đỏ, vật này hấp thụ các bước sóng của màu khác, phản xạ lại bước sóng đỏ tới mắt người nhìn.

Đây là hệ màu thường sử dụng trong in ấn offset. Sản phẩm điển hình bao gồm: thùng carton, ấn phẩm POSM, namecard, thẻ tag…​

Nguyên lý cơ bản của hệ màu CMYK

CMYK có nguyên lý làm việc dựa trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mắt nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Với hệ CMYK, hồng sẫm cộng với vàng sẽ cho màu đỏ. Hồng cánh sen cùng với xanh lơ cho màu xanh lam. Xanh lơ và vàng sinh ra màu xanh lá. Kết hợp màu xanh lơ, cánh sen và vàng tạo ra màu đen.

Image for post

Sắc đen sinh ra nhờ trộn lẫn các màu gốc loại trừ không hẳn giống như mực đen thật sự. Hay màu đen tuyền — màu đen của vật hấp thụ toàn bộ ánh sáng. Thiết kế bao bì trên cơ sở CMYK phải sử dụng mực đen để bổ sung thêm vào các màu gốc. Màu trừ là các màu vàng, cánh sen và xanh lơ. Đây là nguyên lý cơ bản để tạo màu cần nắm vững trong in offset.

Như vậy, sử dụng hệ màu CMYK trong thiết kế bao bì sẽ tiết kiệm chi phí khi sản xuất. Đặc biệt là khi sản xuất với số lượng lớn. Không chỉ vậy, hệ màu CMYK là hệ màu gốc. Có thể ứng dụng pha chế nhiều sắc thái màu khác nhau. Đây cũng chính là lý do để công nghệ in offset có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Lệch màu khi in là hiện tượng thường xảy ra. Vì vậy, việc tối ưu hóa hệ màu CMYK để tạo bản tách màu CMYK phù hợp với từng phương pháp in được cân nhắc. Màu sắc của thiết kế bao bì sử dụng công nghệ in offset phải thật chân thực, sống động, tạo nên những cảm quan cụ thể cho người dùng.

Hệ màu Pantone trong thiết kế bao bì.

Nhắc tới Pantone, người ta thường nghĩ ngay tới Viện màu sắc Pantone — nơi nổi tiếng với việc công bố những màu sắc của năm, như Cam san hô cho 2019 hay Xanh dương cổ điển cho 2020. Ít người để ý rằng, Pantone cũng là một hệ màu trong thiết kế bao bì.

Image for post

Hệ màu Pantone được coi như màu sắc cơ bản thứ 5 dành cho ngành in ấn — thiết kế. Ngay khi ra đời, màu Pantone trở thành hệ quy chiếu màu sắc chuẩn mực. Hệ màu này cũng là ngôn ngữ giao tiếp chính thức trong ngành công nghiệp thiết kế toàn cầu.

Màu Pantone được hệ thống hóa như thế nào?

Với việc chuẩn hóa màu sắc bằng tên gọi bằng các mã số, các nhà sản xuất ở các địa điểm khác nhau, các khâu khác nhau đều có thể tra cứu hệ thống Pantone. Việc này chắc chắn tạo ra màu trùng khớp cho sản phẩm. Đặc biệt, mối liên hệ này không cần bất kỳ một sự liên lạc trực tiếp nào.

Các màu đã được nghiên cứu, chuẩn hóa với các thông số kỹ thuật, được đánh mã số cụ thể. Mã được lưu trữ vào hệ thống PMS (The Pantone Colour Matching System), là màu Pantone.

Thông thường, màu Pantone được định nghĩa là màu pha, hoặc màu thứ 5. Bởi màu Pantone được chuẩn hóa với đặc điểm kỹ thuật rõ ràng. Có thể xem như đây là màu pha sẵn, khác hoàn toàn với màu thường — màu ra đời từ việc pha trộn CMYK — 4 màu cơ bản trong in ấn.

Ngoài mã số riêng thể hiện sắc độ, trong tên các màu Pantone còn có thêm các chữ cái C, M, U. Việc này nhằm thể hiện chính xác hiệu ứng màu thay đổi trên từng chất liệu giấy in.

Ứng dụng của hệ màu Pantone

Màu Pantone thường được dùng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt trong thiết kế bao bì giấy. Ngày nay, màu pantone cũng được ứng dụng trong ngành nhuộm vải — phục vụ thiết kế thời trang. Bên cạnh đó là chế tạo vật liệu nhựa, sơn phun, sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại — phục vụ thiết kế công nghiệp. Hệ màu này được chấp nhận rộng rãi, tin dùng bởi các nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhà sản xuất,…

Màu Pantone có độ phủ sóng cao, được quy chuẩn trở thành ngôn ngữ thiết kế màu sắc toàn cầu. Dù vậy, việc sử dụng hệ màu Pantone cũng bị giới hạn bởi chỉ có 300 màu mẫu. Ngoài ra, công nghệ sản xuất theo hệ màu Pantone giá thành tương đối cao.

Hệ màu RGB trong thiết kế bao bì

Trong thiết kế bao bì, ngoài CMYK và Pantone, hệ màu RGB là hệ màu sử dụng mô hình bổ sung. Màu đỏ, xanh lục và xanh lam được kết hợp bằng nhiều phương thức khác nhau, tạo thành các màu khác. RGB cũng là tên viết tắt của Red (đỏ), Green (xanh lá), Blue (xanh dương).

Đỏ — xanh lá — xanh dương là ba màu gốc. Với ba màu cơ bản này, thay đổi tỉ lệ giữa pha trộn để tạo ra vô số các màu sắc khác nhau. Cách tổng hợp từ 3 màu RGB này gọi là màu cộng. Những màu sinh ra từ 3 màu này sáng hơn màu gốc — additive color.

Ứng dụng của hệ màu RGB

Hệ màu RGB hiển thị màu sắc tự nhiên trên màn hình CRT, màn hình LCD và màn hình plasma. Máy ảnh cũng như máy quét cũng có thể dùng chế độ RGB. Đây là hệ màu là tốt nhất cho hiển thị, thiết kế: thiết kế website, hình ảnh kỹ thuật số, thiết kế các tài liệu quảng cáo trực tuyến…

Phân biệt hệ màu CMYK và RGB trong thiết kế bao bì

Sử dụng công nghệ in ấn bốn màu dựa trên offset sẽ mang tới bao bì cao cấp, có độ tương phản cao hơn. Dù vậy, màu hình ảnh trên màn hình máy tính thông thường có mức độ sai khác chút ít với màu gốc khi in ra. Bởi lẽ, các mô hình màu CMYK (sử dụng cho in offset) và RGB (sử dụng hiện thị trên máy tính) có các gam màu khác nhau.

Hệ màu RGB là mô hình hoạt động dựa trên cơ sở phát xạ ánh sáng, hệ màu CMYK làm việc theo cơ chế hấp thụ ánh sáng. Nếu CMYK được ví như nhà thiết kế bắt đầu từ tờ giấy trắn, sau đó thêm các màu khác, thì RGB lại hoạt động ngược lại.

Cách chuyển hệ màu từ RGB sang CMYK

Để tránh hiện tượng sai màu, cần chuyển từ hệ màu RGB sang hệ màu CMYK để in ấn. Việc sửa màu là cần thiết, bởi các dữ liệu về màu chuyển tới thiết bị in ấn trong các định dạng khác nhau như RGB hay CMYK.

Hầu như các thiết bị in ấn thiết kế bao bì offset có hỗ trợ CMYK. Vậy nên mọi dữ liệu màu sắc chuyển tới thiết bị in phải được chuyển đổi sang định dạng CMYK. Như vậy, các thiết kế bao bì trên máy đều được in ra đúng màu và sử dụng được. CMYK cũng là hệ màu ưa dùng trong để in offset bao bì, nhãn dán, card visit,…

Ban đầu, chuyển đổi từ RGB thành CMY, tiếp đó chuyển từ CMY thành CMYK.

Bước 1: Chuyển RGB sang CMY

Chuyển tRGB = {R, G, B}. Tiếp đó, chuyển đổi thành CMY: tCMY = {C’,M’,Y’} = {(255 − R), (255 − G), (255 − B)}

Chọn hệ số K là vấn đề khá phức tạp, phụ thuộc vào quyết định của nhà sản xuất. Giá trị của K được giữ kín như bí quyết công nghệ.

Với hầu hết trường hợp, K= 0 khi độ bão hòa của màu đen thấp hơn từ 50% đến 75%. Bởi người ta cho rằng dưới mức hợp lý (một cách chủ quan) thì không cần phải in bằng mực đen.

Về lý thuyết, tạm chấp nhận K = min {C’/2,55, M’/2,55, Y’/2,55}. (0 <= K <=100)

Bước 2: Chuyển CMY sang CMYK

Image for post

Nếu K = 100 thì C = 0, M = 0, Y = 0 (đều là màu đen).

Nếu 100 > K > 0 thì: C = (C’/2.55 — K) * 100 /(100 — K), M = (M’/2.55 — K) * 100 /(100 — K), Y = (Y’/2.55 — K) *100 /(100 — K) và K = K. Trong đó C, M, Y, K được làm tròn đến phần nguyên.

Đây là tỷ lệ của bốn loại mực màu cần phải in trên cùng một vị trí để tạo ra màu cần thiết.

Với những ưu thế vượt trội, dùng công nghệ in offset để in thiết kế bao bì sản phẩm tạo nên những thành phẩm cao cấp. Đặc trưng của in offset là hình ảnh rõ nét, không phai màu theo thời gian. Đây là lựa chọn tối ưu cho nhiều bao bì ngành hàng trong thời kỳ hội nhập khốc liệt. Hàng hóa được bảo vệ, trang trí bằng vẻ ngoài bắt mắt, cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Nhờ những điểm cộng này, nhà cung cấp nhanh chóng gây dựng được niềm tin đối với khách hàng.

Nên thiết kế bao bì ở đâu tại Buôn Ma Thuột?

Hiện tại, thiệp cưới Elly đang cung cấp dịch vụ in ấn — thiết kế bao bì giấy. Với đội ngũ thiết kế trẻ, kinh nghiệm lâu năm, làm việc nhiệt tình và tận tâm. Hệ thống máy in hiện đại nhất hiện nay (máy in laser công nghệ Nhật Bản). Phong cách làm việc chuyên nghiệp. In ấn — thiệp cưới Elly cam kết phục vụ hơn cả sự mong đợi của các bạn. Đảm bảo thiết kế đẹp — độc đáo, chất lượng in sắc nét, bền màu, tiến độ nhanh, giá cả phù hợp. Bởi chúng tôi luôn đặt quyền lợi và sự thành công của khách hàng lên hàng đầu. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn in ấn tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *