Với sự ra đời của công nghệ in kỹ thuật số, kỹ thuật in và ngành công nghiệp in đã có bước tiến dài. Dù vậy, nhiều người vẫn đặt ra sự so sánh giữa in offset và in truyền thông. Liệu phương pháp in kỹ thuật số có thực sự ưu việt hay không?
In kỹ thuật số và in offset
Tại sao lại gọi in kỹ thuật số là bước tiến lớn của công nghệ in? Vì in kỹ thuật số đã loại bỏ rất nhiều công đoạn phức tạp. Điển hình là trong in offset và các phương pháp thông thường khác. Sử dụng định dạng pdf, hình ảnh được in trực tiếp lên giấy. Bởi vậy, in kỹ thuật số giúp tăng nhanh hiệu suất về mặt thời gian in ấn.

Còn với in offset truyền thống, hình ảnh được đầu tiên được đưa ra phim và out kẽm. Sau đó, mực in từ tấm kẽm sẽ truyền sang một miếng cao su, cuối cùng được in lên giấy. Vì thế, in offset tương đối tốn thời gian để ra thành phẩm cuối cùng.
Kỹ thuật in nào tiết kiệm hơn?
Chi phí dành cho các tấm out kẽm và vật liệu phụ trong in offset không phải nhỏ. Nhưng khi in số lượng lớn các bản in hoàn toàn giống nhau, sử dụng kỹ thuật offset sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí. Bởi bạn chỉ cần bỏ chi phí tạo tấm out kẽm trong lần thiết lập đầu tiên.

Còn khi sử dụng kỹ thuật in kỹ thuật số, màu sắc sẽ được tái tạo hoàn chỉnh. Đặc biệt, bạn không cần thiết lập thời gian và chi phí. Như vậy không cần giới hạn số bản in tối thiểu hay chi phí phát sinh ban đầu.
In offset và kỹ thuật số sử dụng trên bề mặt in nào?
In offset có thể in trên hàng loạt các bản in hoàn thiện trên các bề mặt khác nhau. In offset không kén bề mặt in, kể cả in trên bề mặt đặc biệt như gỗ, vải. Còn kỹ thuật kỹ thuật số dùng chủ yếu trên giấy và bị giới hạn ở các bề mặt khác.
Liệu có sự chênh lệch giữa chất lượng của hai kỹ thuật in?
In offset sử dụng mực Pantone làm hệ màu chuẩn. Tuy nhiên, in kỹ thuật số lại tổng hợp hệ màu CMYK.

Vì vậy, với các ấn phẩm thiết kế sử dụng tông màu Pantone chuẩn, đòi hỏi sự sắc sảo, chính xác về hệ màu, nhất là các ấn phẩm liên quan đến việc nhận diện thương hiệu như bao bì, tem nhãn, card, thẻ treo, catalogue,… các doanh nghiệp đa phần chọn lựa kỹ thuật in offset để thể hiện chính xác tông màu quy định.
Các kỹ thuật in trang trí sản phẩm
Mỗi sản phẩm bao bì chỉ có vỏn vẹn 2 giây để lôi kéo sự chú ý của khách hàng. Vậy nên, không thể xem thường ấn tượng đầu tiên của sản phẩm. Ấn tượng đầu được thể hiện qua thiết kế bao bì sản phẩm. Đây là phần rất quan trọng, bao bì kết nối khách hàng với sản phẩm. Bên cạnh đó, bao bì sản phẩm cũng khuyến khích họ xem thông tin kỹ hơn.
Để thể hiện được thiết kế bao bì, điều cần nhất, quan trọng nhất chính là kỹ thuật in ấn. Riêng với bao bì giấy như hộp giấy, thùng carton, tem nhãn, sách hướng dẫn, catalogue… đã sử dụng hàng chục kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, có 5 loại kỹ thuật in trang trí hộp giấy được chọn nhiều nhất.
Cán màng
Không chỉ làm tăng đẳng cấp, cán màng còn là kỹ thuật in giúp bảo vệ sản phẩm. Cán màng để giữ màu sắc luôn sống động, sắc nét, mực in được rõ ràng. Bên cạnh đó, màng giữ cho chất lượng hộp giấy bền bỉ trong thời gian dài.

Có khá nhiều phương pháp cán màng: cán màng mờ, cán bóng hoặc cán gân. Lựa chọn phương pháp cán tùy vào mục đích, nhu cầu của khách hàng. Trên thực tế, so sánh giữa thành phẩm không cán màng và cán màng, dễ thấy các sản phẩm cán màng đẹp, sang trọng và đẳng cấp hơn.
Kỹ thuật in ép kim
Kỹ thuật ép kim là lựa chọn sáng suốt nếu bạn muốn nhấn mạnh phần nào đó trên hộp. Thông thường, ép kim nhấn mạnh logo, biểu tượng, phần chữ, hình ảnh. Kỹ thuật ép kim thường được dùng trên các bao bì sản phẩm cao cấp. Kỹ thuật này mang đến sự sang trọng, cao quý cho sản phẩm.

Có rất nhiều màu được sử dụng cho ép kim: vàng, bạc, xanh, đỏ,… Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là ép kim nhũ vàng, nhũ bạc.
Khi thành phẩm hộp giấy hoàn thành, để giữ cho màu sắc luôn sống động, sắc nét, mực in được rõ ràng, giữ cho chất lượng hộp giấy bền bỉ trong thời gian dài thì lớp giấy in cần được cán qua lớp màng bảo vệ.
Phương pháp cấn bế trong in ấn hộp giấy

Với những loại hộp giấy đặc biệt làm theo yêu cầu của khách hàng, sẽ có khuôn bế riêng được đặt theo đúng kích cỡ. Cấn bế để cắt, tạo đường gấp, khóa cho hộp giấy. Đây được xem là một trong những kỹ thuật in được sử dụng phổ biến trong in bao bì hộp giấy, tờ gấp, menu,…
Kỹ thuật dập chìm/dập nổi

Đây là kỹ thuật thích hợp với giấy mỹ thuật cũng như các loại giấy có độ xốp cao. Dập, cán hoa văn chìm hoặc nổi trên giấy nhằm mục đích tạo điểm nhấn, tạo chiều sâu. Đặc biệt, phương pháp này tạo được điểm nhấn riêng cho sản phẩm. Hầu hết kỹ thuật này được sử dụng cho ấn phẩm mang tính thẩm mỹ cao như catalogue, brochure, tạp chí…
Phương pháp phủ UV trên bề mặt hộp giấy

Kỹ thuật in này sẽ phủ lên bề mặt hộp giấy một lớp màng mực UV. Dưới tác động của ánh sáng, sản phẩm sẽ trở nên bắt mắt hơn hẳn. Thông thường, có hai kiểu cán UV phổ biến: cán toàn phần và cán UV từng phần.
Nên in ấn ở đâu tại Buôn Ma Thuột?
Hiện tại, thiệp cưới Elly đang cung cấp dịch vụ in ấn — thiết kế. Với đội ngũ thiết kế trẻ, kinh nghiệm lâu năm, làm việc nhiệt tình và tận tâm. Hệ thống máy in hiện đại nhất hiện nay (máy in laser công nghệ Nhật Bản). Phong cách làm việc chuyên nghiệp. In ấn — thiệp cưới Elly cam kết phục vụ hơn cả sự mong đợi của các bạn. Đảm bảo thiết kế đẹp — độc đáo, chất lượng in sắc nét, bền màu, tiến độ nhanh, giá cả phù hợp. Bởi chúng tôi luôn đặt quyền lợi và sự thành công của khách hàng lên hàng đầu. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn in ấn tốt nhất.